Những ngày giáp Tết, khí hậu diễn biến khá phức tạp ở cả hai miền Nam Bắc, mang đến nhiều nguy cơ khiến gia đình dễ cảm lạnh và mắc các bệnh về hô hấp, đặc biệt là trẻ nhỏ. Các mẹ hãy cùng điểm qua một số kiến thức và lưu ý quan trọng để giữ gìn sức khoẻ cho bé và cả nhà.
Vì sao trẻ dễ mắc bệnh hô hấp, đặc biệt là ho đàm ngày cận Tết?
Với đặc điểm hệ hô hấp chưa phát triển hoàn thiện nên sức đề kháng của trẻ rất kém, dễ dàng mắc bệnh đường hô hấp do tác nhân gây bệnh từ môi trường ngoài xâm nhập vào cơ thể, trong đó chủ yếu do thay đổi thời tiết thất thường và tình trạng ô nhiễm không khí.
Khoa học đã xác định nguyên nhân gây ho có đàm là sự tăng tiết chất nhầy trong cổ họng khiến cổ họng ngứa ngáy khó chịu và cản trở quá trình hô hấp của cơ thể. Khi đàm tăng quá mức bình thường thì cơ thể phản xạ tự nhiên bằng cách ho, ở trẻ thường là ho khò khè để đẩy đàm ra ngoài cơ thể.
Trẻ thường có triệu chứng ho khò khè, liên tục và kéo dài, làm cha mẹ lo lắng.
Phiền toái và hậu quả không nên xem nhẹ khi bé ho đàm
Mỗi cơn ho thường rất khó tống hết đàm nên người bệnh thường có cảm giác muốn ho liên tục cho đến khi đàm ra khỏi cổ họng mới đỡ được cảm giác khó chịu. Tuy nhiên chất nhầy vẫn tiếp tục được tạo ra và hình thành khối đàm khác trong cổ họng. Quá trình này kéo dài gây khó chịu, đặc biệt là vào ban đêm làm gián đoạn giấc ngủ, nhất là ở các trẻ nhỏ. Hơn nữa, với trẻ nhỏ, do chưa có khả năng tự khạc đàm ra khỏi cổ họng như người lớn, nên mỗi khi bị ho, trẻ thường có triệu chứng ho khò khè, liên tục và kéo dài, làm cha mẹ lo lắng, có khi mất ăn mất ngủ, đảo lộn nhịp sống gia đình, đặc biệt là thời điểm cận Tết.
Vì thế, việc xác định đúng tình trạng ho của trẻ nhỏ để có hướng chữa trị thích hợp là điều vô cùng quan trọng. Trẻ ho nhẹ thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn. Với trẻ ho có đàm, đây có thể là triệu chứng ho do dị ứng, thay đổi thời tiết hoặc nặng hơn, ho có thể là triệu chứng ban đầu của viêm xoang hay viêm phế quản, có thể đi kèm một số triệu chứng khác như nặng ngực, chảy nước mũi, sốt nhẹ hay khó thở.
Cách phòng ngừa cho trẻ khỏi ho đàm và bệnh hô hấp khác
Điều đầu tiên và quan trọng nhất vẫn là phòng bệnh hơn chữa bệnh: giữ ấm cho bé trước khi ra đường, chuẩn bị đầy đủ mũ nón, khẩu trang và quần áo kín đáo để hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường và tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Các loại thức ăn giàu vitamin C như cam, chanh…cũng góp phần tăng sức đề kháng của trẻ, nhất là khi thời tiết trở lạnh.
Khi trẻ bắt đầu có các triệu chứng ho khò khè, chán ăn, quấy rối về đêm, sau khi dùng các biện pháp như vệ sinh đường mũi họng bằng nước muối sinh lý, nước chanh pha với mật ong, vệ sinh đường mũi họng thông thoáng mà không thuyên giảm, mẹ có thể sử dụng các loại thuốc có tác dụng long đàm dạng gói tiện dùng mỗi lần một gói, ngày 2-3 lần như thuốc ho long đàm chứa thành phần chính là N-acetylcysteine. Trong khoảng thời gian cận Tết và Tết gia đình thường du lịch hoặc di chuyển nhiều, trẻ cũng có thể dễ mắc phải ho. Theo quan niệm dân gian, đầu năm may mắn thuận lợi, sức khỏe dồi dào, nên việc cất trữ thuốc sẵn tại nhà dùng ngay khi cần thiết, mẹ có thể cất trữ thuốc ho long đàm dạng gói có liều dùng mỗi lần uống một gói sẽ tránh không phải phân liều trong từng lần uống, có vị dễ uống cho trẻ, từ đó sẽ tránh khỏi việc đi khám bệnh ngay đầu năm, cũng như ngăn bệnh trở nặng. Hơn nữa, một số liệu pháp dân gian từ thảo dược tự nhiên cũng phát huy tác dụng điều trị ho đàm.
Trong trường hợp trẻ có những triệu chứng trở nặng như sốt cao, tím tái đầu môi, đầu ngón tay, ngón chân và khó thở, có tiếng khò khè và co kéo cơ hô hấp thì bệnh đã nghiêm trọng, phải đưa đến bệnh viện hay chuyên gia y tế gần nhất.
Với các gợi ý nói trên, hi vọng các mẹ sẽ chủ động hơn trong việc phòng tránh, phát hiện và điều trị ho đàm kịp thời cho trẻ để cả gia đình đón Tết thật an lành và vui khoẻ.
Theo Suckhoedoisong