Y học cổ truyền phòng và trị bệnh ho gà

Hiện nay, trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã có vắc-xin tiêm phòng ho gà cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ nhỏ trong nhân dân mắc bệnh.

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Hemophillus periusis gây ra, hay gặp ở mùa đông xuân. YHCT gọi là bách nhật khái, sinh khái (ho cơn). Nguyên nhân khí qua miệng mũi vào phế, phế khí không thông, nghịch lên gây ho, bên trong đờm nhiệt ẩn nấp ở phế, gây nên các cơn ho kịch liệt. Bệnh kéo dài ảnh hưởng đến phế khí, phế âm và dễ sinh ra các biến chứng.

Hiện nay, trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã có vắc-xin tiêm phòng ho gà cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ nhỏ trong nhân dân mắc bệnh. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc phòng và trị bệnh ho gà, xin giới thiệu cùng bạn đọc:

Bột hoa đu đủ: hoa đu đủ đực khô 20g, trần bì 20g, vỏ rễ dâu 20g, bạch phàn 12g, bách bộ 12g. Hoa đu đủ sao vàng, rễ dâu tẩm mật sao ròn. Các vị sấy khô tán bột, đóng gói 4g/túi, đựng trong hộp kín. Trẻ em 1 – 5 tuổi, mỗi lần 1/4 – 1 gói; trẻ từ 5 – 10 tuổi, mỗi lần uống từ 1 – 2 gói. Ngày uống 3 lần. Tác dụng mát phổi trừ đờm. Chữa chứng ho gà có sốt, ho rất nhiều đờm dãi. Lưu ý: Không ăn các chất dầu mỡ, cay nóng, tanh.

16 Y học cổ truyền phòng và trị bệnh ho gà

Hoa đu đủ đực

Viên ho mật gà: mật gà 20 cái, đường cát 50g, hạt chanh 40 hạt, hạt mướp đắng 40 hạt. Hạt chanh, hạt mướp đắng sao khô tán bột. Mật gà lấy nước trộn với bột thuốc, sấy khô tán mịn. Đường cô thành châu, cho thuốc bột vào luyện kỹ làm viên bằng hạt đậu xanh. Sấy khô, cho vào lọ kín. Trẻ 1 – 5 tuổi mỗi lần uống từ 2 – 4g; từ 5 – 10 tuổi, mỗi lần uống 4 – 8g. Ngày uống 2 lần, uống với nước nóng. Trị ho gà có sốt, ho từng cơn, ho cả ngày lẫn đêm, ho kéo dài hoặc ho khan, ho khạc ra đờm có dính máu, mắt đỏ và có dử. Lưu ý: Không ăn các chất dầu mỡ, cay nóng, tanh; trẻ nhỏ suy nhược quá không nên dùng.

Cao ho gà: lá chanh 10g, cỏ gà 10g, gừng tươi 5g, củ sả 5g, lá táo 10g, cỏ sữa nhỏ lá 10g, vỏ rễ dâu 10g, hoa đu đủ đực 5g. Các dược liệu tươi rửa sạch nấu thành cao, cho đường nấu thành sirô. Cho vào lọ nút kín. Liều lượng: dưới 5 tuổi mỗi lần uống 1 thìa cà phê; trên 5 tuổi, mỗi lần dùng 2 thìa cà phê. Ngày uống 2 lần pha với nước ấm. Lưu ý: Không ăn các chất dầu mỡ, cay nóng, tanh (tôm, cua).

Sirô ô mai rễ dâu: trần bì 5g, vỏ rễ dâu 5g, củ sả 5g, bách bộ (bỏ lõi) 5g, ô mai 5g, cát cánh 5g, hạnh nhân 5g, kinh giới 5g, cam thảo 5g, bạc hà 5g. Nếu biến chứng nặng như chảy máu mắt, nôn ra máu, thêm sinh địa 10g, mạch môn 10g. Sắc đặc lấy nước, thêm đường nấu thành sirô, đóng chai nút kín. Liều lượng: dưới 5 tuổi mỗi lần uống 1 thìa cà phê; trên 5 tuổi, mỗi lần dùng 2 thìa cà phê. Ngày uống 2 lần pha với nước ấm. Kiêng kỵ: Không ăn dầu mỡ, cay nóng, tanh.

Theo Suckhoedoisong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *