Trong thành phần của cà chua có một lượng lớn chất cầm máu có thể hòa tan. Nó có thể gây ra phản ứng với a xít dạ dày, kết thành các khối cứng không dễ tan.
Tuyệt đối không ăn cà chua xanh (chưa chín)
Khi cà chua còn xanh thì trong thành phần của nó vẫn còn độc tố solanine. Nếu chúng ta ăn vào đầu tiên sẽ cảm thấy đắng miệng, sau đó sẽ xuất hiện những triệu chứng trúng độc như: Buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, chảy nước miếng… Nhất là ăn sống thì mức độ nguy hiểm càng lớn hơn.
Qủa cà chua càng cứng tức là trong nó vẫn còn dư lượng kích thích tố thực vật. Tốt nhất không nên mua. Còn nếu nhỡ mua về rồi thì không nên ăn ngay, cần để hai, ba ngày liên tục chờ cho chúng tự mềm đi. Khi đó độc tố không có lợi cho sức khỏe đã được phân giải.
Không ăn cà chua khi đang uống thuốc chống đông máu
Ai cũng biết, vai trò chính của vitamin K là giúp cho quá trình đông máu. Cụ thể là xúc tác cho sự tổng hợp prothrombin và thrombincas trong gan. Khi thiếu hụt vitamin K, máu của bạn không đông được gây ra tình trạng xuất huyết dưới da, nguy hiểm cho tính mạng.
Mà cà chua lại giàu vitamin K. Nên khi đang uống các loại thuốc chống đông máu như heparin sodium, dicoumarolum ….tuyệt đối không sử dụng cà chua.
Không ăn cà chua khi bụng đói
Trong thành phần của cà chua có một lượng lớn chất cầm máu có thể hòa tan. Nó có thể gây ra phản ứng với a xít dạ dày, kết thành các khối cứng không dễ tan. Những khối cứng này có thể làm tắc nghẽn môn vị dạ dày, dẫn đến những triệu chứng khó chịu như sưng trướng dạ dày, đau bụng…
Không nên chế biến lâu trong nhiệt độ cao
Các chất dinh dưỡng trong cà chua khi tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt độ và ô xy sẽ dễ bị phân giải. Vì thế, nếu nấu cà chua quá lâu sẽ làm mất đi dinh dưỡng và mùi vị vốn có của nó.